Trả lời: Theo Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo bị xử phạt như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ quy định của luật này và Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
|
Lễ Vu Lan báo hiếu được tổ chức trang nghiêm tại chùa Bái Đính. Ảnh minh họa: TTXVN. |
* Bạn đọc Phạm Văn Đức ở phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, việc ưu tiên trong tuyển sinh cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 141/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, người học đạt đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được ưu tiên trong cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo thứ tự:
a) Con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;
b) Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú;
c) Trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển;
d) Đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên;
đ) Trường hợp người học thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu tiên đồng thời thì chỉ được hưởng một ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh cử tuyển.
QĐND